kinh nghiệm xây nhà ống 2 tầng

CHI TIẾT 6 GIAI ĐOẠN TRONG QUY TRÌNH XÂY NHÀ 2 TẦNG
 

Nếu bạn đang chuẩn bị xây nhà 2 tầng, việc hiểu rõ quy trình xây nhà 2 tầng sẽ giúp chủ nhà tối ưu chi phí và chủ động hơn trong quá trình xây dựng. Bài viết này sẽ cung cấp cho chủ nhà chi tiết 29 bước trong quy trình xây nhà 2 tầng.

1. Giai đoạn 1: Lập kế hoạch xây nhà 2 tầng

Trước khi tiến hành xây nhà 2 tầng, chủ nhà cần lập kế hoạch xây nhà, bao gồm 5 bước sau:

1.1. Bước 1: Lựa chọn mảnh đất nền phù hợp

Nếu chưa có đất, chủ nhà cần tiến hành tìm kiếm và lựa chọn một mảnh đất phù hợp để xây nhà 2 tầng. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn bất kỳ một mảnh đất nào, chủ nhà có thể tham khảo một số tiêu chí quan trọng dưới đây:

  • Pháp lý rõ ràng: Chủ nhà nên lựa chọn mảnh đất có sổ đỏ hoặc các giấy tờ pháp lý khác có giá trị tương đương. Đặc biệt, chủ nhà nên kiểm tra kỹ lưỡng, tránh mua phải đất tranh chấp, để hạn chế các rủi ro về sau.
  • Môi trường sống tốt: Chủ nhà nên ưu tiên các mảnh đất nằm ở khu vực có an ninh an toàn hay gần nơi học tập/ làm việc/ siêu thị/ bến xe,...
  • Hướng đất hợp lý: Chủ nhà nên chọn mảnh đất có hướng Nam hoặc Đông Nam. Hai hướng này được xem là lựa chọn tốt nhất vì nó có thể tận dụng ánh nắng mặt trời và thông gió tốt.
  • Diện tích đất phù hợp: Chủ nhà nên chọn một mảnh đất có diện tích phù hợp với nhu cầu sử dụng và số lượng thành viên trong gia đình.
Picture of the author

Trước khi lựa chọn mua đất xây nhà 2 tầng, chủ nhà nên kiểm tra kỹ lưỡng về tính pháp lý của mảnh đất và môi trường sống xung quanh

1.2. Bước 2: Lên ý tưởng xây nhà 2 tầng

Sau khi lựa chọn được một mảnh đất phù hợp, chủ nhà sẽ cần cân nhắc kỹ lưỡng các mong muốn của bản thân và gia đình để phác thảo ý tưởng xây nhà 2 tầng. Ngoài các yếu tố tác động ngắn hạn, chủ nhà cũng cần cân nhắc một số yếu tố tương lai.

Dưới đây là gợi ý của Xây Tổ Ấm giúp quá trình lên ý tưởng xây nhà 2 tầng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn:

  • Diện tích và quy mô xây dựng: Chủ nhà cần xác định xây toàn bộ khu đất hay chừa lại một khoảng trống cho lối đi, khu vực sân trước, sân sau.
  • Số lượng phòng: Chủ nhà cần xác định số lượng thành viên, nhu cầu và thói quen sinh hoạt của cả gia đình. Từ đó, chủ nhà tính toán số lượng phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng sinh hoạt chung, phòng thờ, khu vực để xe, sân phơi quần áo,...
  • Vị trí và diện tích mỗi phòng: Từ số lượng phòng đã xác định ở trên, chủ nhà cần tính toán vị trí đặt phòng, diện tích mỗi phòng,... sao cho thuận tiện trong sinh hoạt và hài hòa với tổng thể căn nhà. Đặc biệt, chủ nhà cũng cần tính toán xem với giới hạn 2 tầng, chủ nhà sẽ phân bổ diện tích mỗi phòng/tầng sao cho hợp ý.
  • Dự trù những thay đổi trong tương lai: Do căn nhà là tài sản gắn bó lâu dài nên. Vì vậy, bên cạnh những nhu cầu trước mắt, chủ nhà cần xác định rõ một số yếu tố trong tương lai có thể ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng phòng của gia đình như có em bé, có con dâu/con rể, khách đến thăm nhà, thuê người giúp việc,...
  • Mục đích sử dụng nhà: Chủ nhà cần xác định xây nhà để ở, để kinh doanh, hay kết hợp cho thuê kinh doanh để lên ý tưởng phù hợp. 
Picture of the author

Khi lập kế hoạch xây nhà 2 tầng, chủ nhà cần cân nhắc đồng thời các yếu tố hiện tại và tương lai

Trong quá trình lên ý tưởng, nhiều chủ nhà có thể đổi sang phương án xây thêm tầng để dự trù thay đổi trong tương lai hoặc giảm số tầng do không cần thiết. Bạn có thể tham khảo quy trình xây nhà 3 tầng hoặc quy trình xây nhà cấp 4 nếu thay đổi quyết định.

1.3. Bước 3: Dự trù ngân sách xây nhà 2 tầng

Khi đã có được ý tưởng xây nhà 2 tầng, chủ nhà sẽ có cơ sở để dự trù ngân sách xây nhà. Việc dự trù ngân sách sẽ giúp chủ nhà tránh tình trạng vượt quá ngân sách hoặc thiếu chi phí cho các hạng mục phía sau.

Chủ nhà sẽ liệt kê tất cả các các chi phí, chẳng hạn như:

  • Chi phí tháo dỡ nhà cũ (nếu có)
  • Chi phí thiết kế
  • Chi phí xử lí nền móng (nếu có)
  • Chi phí xây dựng (phần thô và phần hoàn thiện nhà)
  • Chi phí hoàn thiện nội thất,...

Sau đó, chủ nhà cũng nên lập một khoản ngân sách dự phòng (thông thường khoảng 15 - 30% tổng chi phí xây dựng). Nhờ vậy, chủ nhà sẽ dễ dàng đối phó với các rủi ro không mong muốn hay việc thay đổi thiết kế, nâng cấp vật tư,...

Bên cạnh đó, chủ nhà cũng nên xác định rõ nguồn tiền cho kế hoạch xây nhà 2 tầng bao gồm nguồn tiền tự có, vay người thân hoặc ngân hàng. Nếu chọn phương án vay ngân hàng, chủ nhà cần lưu ý lựa chọn ngân hàng có mức lãi suất và các chính sách trả nợ phù hợp với khả năng tài chính của mình.

Nếu chủ nhà không có đủ tiền để tự trả tiền, chủ nhà có thể vay ngân hàng hay vay gia đình hoặc bạn bè

Nếu chủ nhà không có đủ tiền để tự trả tiền, chủ nhà có thể vay ngân hàng hay vay gia đình hoặc bạn bè

1.4. Bước 4: Lựa chọn thời điểm xây nhà phù hợp

Tiếp đó, chủ nhà cũng nên tính toán thời điểm xây nhà phù hợp, sao cho một số giai đoạn thi công thô và sơn tường sẽ diễn ra vào mùa khô, tránh tình trạng xây nhà quá lâu (quá 2 năm). Thông thường, tại miền Bắc, nhiều chủ nhà lựa chọn thời điểm bắt đầu khởi công vào tháng 3 (tháng 2 âm lịch) để giai đoạn hoàn tất xây dựng một căn nhà 2 tầng sẽ trong khoảng tháng 4 - 5, và giai đoạn sơn tường & hoàn thiện nội thất sẽ hoàn tất vào mùa khô (tháng 10 - 12).

Ngoài ra, chủ nhà cần xem xét nhiều yếu tố để có thể ấn định sơ lược về lịch trình dự kiến như:

  • Thời gian được phép thi công: Một số khu vực, do quy định chung cũng như ảnh hưởng tới không gian sinh hoạt của các gia đình lân cận, việc thi công không được phép tiến hành vào ban đêm
  • Thời gian vận chuyển vật liệu cho dự án: Đối với các dự án trong nội thành, đặc biệt là trong các khu dân cư, việc vận chuyển và tập kết vật liệu xây dựng có thể bị kéo dài làm cho tiến độ chung của dự án chậm do chỉ có thể chuyển vật liệu bằng phương án thủ công.
  • Khả năng huy động nhân lực: Đa số nhân công thi công xây dựng là nghề tay trái, vào các thời điểm mùa vụ, việc bố trí nhân công sẽ gặp nhiều khó khăn và tiến độ tại các khoảng thời gian này thường bị chậm lại do thiếu nhân sự.
Picture of the author

Chủ nhà nên lựa chọn thời điểm xây nhà sao cho phù hợp

1.5. Bước 5: Chuẩn bị chỗ ở tạm trong quá trình xây dựng nhà

Chủ nhà cũng cần lên kế hoạch về chỗ ở tạm thời như thuê trọ hoặc ở nhờ nhà người thân,... trước khi thực hiện quy trình xây nhà 2 tầng. Đặc biệt, đối với những gia đình có nhiều thành viên, có con nhỏ trong độ tuổi đi học, chủ nhà nên lựa chọn chỗ ở đủ lớn và gần trường học, chỗ làm, nhà đang xây,... để đảm bảo sự thuận tiện trong sinh hoạt và giám sát công trình.

Chủ nhà cần lên kế hoạch về chỗ ở tạm thời như thuê nhà trọ hoặc ở nhờ nhà người thân trước khi bắt đầu quy trình xây nhà 2 tầng

Chủ nhà cần lên kế hoạch về chỗ ở tạm thời như thuê nhà trọ hoặc ở nhờ nhà người thân trước khi bắt đầu quy trình xây nhà 2 tầng

2. Giai đoạn 2: Tìm kiếm nhà thầu và chuẩn bị các thủ tục pháp lý

Để quá trình xây nhà 2 tầng diễn ra thuận lợi, việc lựa chọn nhà thầu và chuẩn bị các thủ tục pháp lý là rất quan trọng.

2.1. Bước 1: Chọn nhà thầu thiết kế & ký kết hợp đồng

Khi xây nhà 2 tầng, nhiều chủ nhà thường không thuê đơn vị thiết kế mà tự mình thiết kế nhằm tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra sự mất thẩm mỹ cho căn nhà hay tình trạng thợ thi công lỗi do bản vẽ thiết kế thiếu sự đồng bộ giữa kiến trúc, kết cấu và điện nước,...

Vì vậy, Xây Tổ Ấm khuyên chủ nhà nên thuê thiết kế nội thất để căn nhà 2 tầng được xây dựng một cách tối ưu nhất. Dưới đây là 3 giai đoạn mà chủ nhà sẽ trải qua khi thuê nhà thầu thiết kế:

  • Kiểm tra thông tin và tham khảo các dự án của đơn vị thiết kế để có thể đánh giá năng lực và phong cách thiết kế của nhà thầu. Qua đó, chủ nhà có thể nhận định được mức độ phù hợp của nhà thầu với nhu cầu xây dựng nhà của mình.
  • Trao đổi thông tin với đơn vị thiết kế bao gồm kế hoạch xây nhà, chi phí mong muốn và những băn khoăn về quy định xây dựng, phong thủy,... để được đơn vị thiết kế tư vấn, báo giá và đề xuất các thỏa thuận cần thiết. Ở giai đoạn này, chủ nhà sẽ biết được quy trình làm việc và dịch vụ chăm sóc khách hàng của đơn vị thiết kế. Từ đó, chủ nhà sẽ đánh giá được sự phù hợp của đơn vị đó với bản thân. Đặc biệt, chủ nhà nên tham khảo, so sánh nhiều đơn vị khác nhau, để lựa chọn được đơn vị phù hợp.
  • Sau cùng, nếu chủ nhà chọn được nhà thầu có các báo giá và quy trình thiết kế phù hợp với bản thân, chủ nhà sẽ tiến hành ký hợp đồng thiết kế.
Picture of the author

Chủ nhà cần tham khảo portfolio, trao đổi thông tin với nhà thiết kế và so sánh các đơn vị đó để lựa chọn được nhà thầu thiết kế phù hợp

Với các nhà thầu nhiều kinh nghiệm xây nhà phố, chủ nhà có thể hỏi tư vấn để được giải thích về quy trình xây nhà phố. Hiểu về quy trình này giúp chủ nhà tự mình dự trù ngân sách và dễ dàng giám sát quá trình thi công của nhà thầu.

2.2. Bước 2: Khảo sát địa chất công trình

Khảo sát địa chất là có nhiệm vụ nghiên cứu và đánh giá tình hình địa chất tại địa điểm cụ thể của công trình xây dựng. Việc khảo sát địa chất công trình sẽ cung cấp thông tin cơ bản để thiết kế móng, kết cấu và xử lý nền móng cho công trình xây dựng. Thông tin này là vô cùng hữu ích, giúp đảm bảo rằng công trình sẽ được xây dựng trên một nền đất vững chắc, đảm bảo tính an toàn và ổn định trong tương lai.

Tuy nhiên, theo khoản 2 điều 5 thông tư số 10/2014/TT-BXD, có quy định: “Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng lớn hơn 250m2, từ 3 tầng trở lên, chủ nhà phải thuê nhà thầu khảo sát xây dựng có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện khảo sát địa chất công trình”. Do đó, thông thường với những căn nhà 2 tầng nhỏ, nhiều chủ nhà thường bỏ qua công đoạn khảo sát địa chất công trình và chỉ tham khảo địa chất khu vực. Còn với những công trình có diện tích > 250m2/sàn, chủ nhà mới thuê đơn vị khoan, khảo sát địa chất công trình.

Picture of the author

Việc khảo sát địa chất công trình với nhà 2 tầng là không bắt buộc, nhưng nếu căn nhà có diện tích sàn > 250m2, chủ nhà có thể thuê khảo sát địa chất

 

2.3. Bước 3: Hoàn thiện bộ hồ sơ thiết kế

Sau khi đã ký kết hợp đồng, đơn vị thiết kế sẽ tiến hành hoàn thiện hồ sơ thiết kế. Đây là bước vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công của dự án. Tại bước này, chủ nhà có thể trải qua 2 giai đoạn sau:

1 - Lên ý tưởng & kế hoạch

Tiến trình của giai đoạn lên ý tưởng & kế hoạch thường được diễn ra như sau:

  • Nghe đơn vị thiết kế tư vấn/ gợi ý một số phong cách, hướng thiết kế nhà 2 tầng và thảo luận nội bộ với gia đình để thống nhất phong cách phù hợp.
  • Chia sẻ lần nữa về các nhu cầu và mong muốn chi tiết của gia đình về ý tưởng căn nhà 2 tầng với nhà thầu.
  • Nhận bản vẽ layout nhà 2 tầng từ nhà thầu và tiến hành thảo luận, chỉnh sửa (nếu có).
  • Cùng nhà thầu chốt phương án thiết kế nhà 2 tầng lần cuối.
  • Nhận bản vẽ phối cảnh 3D & mặt cắt từ nhà thầu và chủ nhà sẽ chốt/ chỉnh sửa (nếu có) bản vẽ này.
Picture of the author

Chủ nhà và nhà thầu sẽ chốt bản vẽ phối cảnh 3D & mặt cắt nhà 2 tầng

2 - Thiết kế chi tiết

Sau khi thống nhất được bản vẽ phối cảnh 3D và mặt cắt, chủ nhà sẽ được thiết kế chi tiết căn nhà 2 tầng. Một số tiến trình cơ bản trong giai đoạn này mà chủ nhà sẽ trải qua như:

  • Tham khảo và lựa chọn vật liệu xây dựng, các thiết bị với nhà thầu thiết kế.
  • Đưa chất liệu, thiết bị đã chọn lên bản vẽ 3D để hình dung rõ hơn và ước tính chi phí. Ở bước này, chủ nhà có thể thay đổi vật liệu để tăng tính thẩm mỹ hơn hoặc chuyển sang vật liệu ở phân khúc thấp hơn để giảm giá thành,...
  • Đi tham quan một số showroom/ cửa hàng để đánh giá chất liệu thực tế.
  • Xác nhận bản vẽ chi tiết kiến trúc, kết cấu, MEP, nội thất và nội thất 3D.
  • Dựa trên bản vẽ thiết kế, Chủ nhà có thể đề nghị đơn vị thiết kế lên khái toán chi phí xây dựng cho dự án để có thể có các chỉnh sửa cần thiết đáp ứng yêu cầu về chi phí đầu tư (nếu có).
  • Nhận bản vẽ thiết kế hoàn thiện và thanh toán cho đơn vị thiết kế.
Picture of the author

Bản vẽ thiết kế nội thất mô tả chi tiết cách bố trí và vị trí của các đồ vật nội thất bên trong ngôi nhà

Lưu ý:

Ở giai đoạn này, nhiều chủ nhà sẽ cần nộp bản vẽ thiết kế để xin Giấy phép xây dựng. Do đó, sau khi thống nhất được kế hoạch tổng thể, chủ nhà có thể yêu cầu đơn vị thiết kế gửi bộ bản vẽ để nộp hồ sơ rồi tiếp tục thực hiện các bản vẽ 3D, chi tiết về sau.

2.4. Bước 4: Lựa chọn nhà thầu thi công

Sau khi có được bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh, chủ nhà sẽ tiến hành thuê nhà thầu thi công. Một số tiêu chí mà chủ nhà có thể tham khảo để đánh giá nhà thầu phù hợp như:

  • Dịch vụ chuyên nghiệp: Chủ nhà nên lựa chọn nhà thầu rõ ràng về quyền lợi mỗi bên, có quy trình làm việc chuyên nghiệp, minh bạch. Để đánh giá tiêu chí này, chủ nhà cần tham khảo hồ sơ, quy trình của nhà thầu.
  • Chăm sóc khách hàng tốt: Nhà thầu cần tư vấn và hỗ trợ chủ nhà nhanh chóng, nhiệt tình, đưa ra các giải pháp tối ưu, linh hoạt,... Chủ nhà có thể đánh giá tiêu chí này thông qua quá trình tư vấn hoặc đọc đánh giá của nhà thầu từ khách hàng trước.
  • Đội ngũ nhân viên, kỹ thuật: Chủ nhà nên yêu cầu nhà thầu cung cấp các bằng cấp, chứng chỉ hành nghề, hồ sơ kinh nghiệm của các kiến trúc sư, đội ngũ nhân viên kỹ thuật để xác minh năng lực của họ.
  • Những sản phẩm nhà thầu đã thực hiện trước đó: Chủ nhà có thể tham khảo các dự án mà nhà thầu đã từng thực hiện. Chủ nhà nên đến tham quan trực tiếp để đánh giá chất lượng công trình của nhà thầu, đặc biệt là các dự án xây nhà 2 tầng nhà thầu đã thực hiện và xem xét mức độ phù hợp của nhà thầu với mong muốn của bản thân.
Picture of the author

Để có thể thực hiện hóa căn nhà 2 tầng ưng ý, chủ nhà cần tìm một đơn vị nhà thầu thi công chuyên nghiệp, uy tín

Ngoài ra, chủ nhà cũng nên đánh giá kỹ lưỡng các báo giá của nhà thầu. Do mỗi nhà thầu sẽ có những báo giá khác nhau. Vì vậy, thay vì so sánh tổng giá, chủ nhà hãy so sánh từng hạng mục trong báo giá để có thể đánh giá chính xác hơn.

Trong đó, đối với nhà thầu thi công, chủ nhà hãy so sánh thật rõ ràng về khối lượng, số lượng, quy cách vật liệu (mã vật liệu),... Điều này sẽ giúp chủ nhà nắm bắt chính xác nhất về báo giá giữ mỗi bên, cũng như hạn chế mâu thuẫn trong quá trình thi công.

2.5. Bước 5: Chuẩn bị thủ tục pháp lý trước khi xây nhà

Để có thể tiến hành xây nhà 2 tầng đúng pháp luật, chủ nhà cần xin giấy phép xây dựng nhà ở. Theo đó, các công trình nhà ở buộc phải cấp phép xây dựng bao gồm, nhà ở các quận, huyện, thành phố hoặc nhà ở tại nông thôn xây dựng nằm trong diện quy hoạch của xã.

Tuy nhiên, căn cứ theo mục i, khoản 2, điều 89, luật Xây dựng sửa đổi 2020, trường hợp xây nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ việc xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử hoặc xây dựng nhà ở từ 7 tầng trở lên ở khu đất nông thôn thì được miễn giấy phép xây dựng.

Ngoài ra, theo mục h, khoảng 2, điều 89, luật Xây dựng sửa đổi 2020 có quy định: “Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được miễn giấy phép xây dựng.

Do đó, nếu xây dựng nhà 2 tầng ở nông thôn (không thuộc khu bảo tồn, khu di tích, diện quy hoạch của xã) hoặc nhà 2 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị/có quy hoạch chi tiếttiế 1/500, chủ nhà sẽ được miễn xin giấy phép xây dựng.

Nếu chủ nhà thuộc diện phải xin giấy phép xây dựng, chủ nhà cần chuẩn bị một bộ hồ sơ, bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
  • Bản sao những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng;
  • Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có Bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề hoặc đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu nêu trên thì hồ sơ còn phải bổ sung Bản sao hoặc tệp tin chứa Bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận (điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD).

Chủ nhà cần xin giấy phép xây dựng nhà ở thuộc nhà ở các quận, huyện, thành phố hoặc nhà ở tại nông thôn xây dựng nằm trong diện quy hoạch của xã

Chủ nhà cần xin giấy phép xây dựng nhà ở thuộc nhà ở các quận, huyện, thành phố hoặc nhà ở tại nông thôn xây dựng nằm trong diện quy hoạch của xã

3. Giai đoạn 3: Chuẩn bị thi công nhà 2 tầng

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các thủ tục pháp lý và thuê được nhà thầu thi công, chủ nhà sẽ tiến hành động thổ, làm sạch mặt bằng và chuẩn bị các công việc cần thiết cho quá trình thi công nhà 2 tầng.

3.1. Bước 1: Động thổ

Theo văn hóa người Việt, để quá trình xây nhà 2 tầng diễn ra thuận lợi, gia đình làm ăn phát đạt sau này, trước khi xây dựng, chủ nhà cần tiến hành động thổ.

Chủ nhà sẽ sắm sửa mâm lễ vật bao gồm: thịt luộc, thịt gà, trứng luộc, hoa quả, vàng mã,... đặt giữa khu nền móng và tiến hành lễ. Ngoài ra, chủ nhà cũng cần lưu ý chọn giờ lễ theo giờ hoàng đạo, hợp với tuổi của chủ nhà.

Chủ nhà cần chuẩn bị một mâm lễ vật để thực hiện nghi thức động thổ trước khi khởi công xây nhà 2 tầng

Chủ nhà cần chuẩn bị một mâm lễ vật để thực hiện nghi thức động thổ trước khi khởi công xây nhà 2 tầng

3.2. Bước 3: Làm sạch mặt bằng

Nếu trên mặt bằng xây dựng nhà 2 tầng đã có công trình cũ, nhà thầu sẽ tiến hành phá dỡ căn nhà cũ và vận chuyển rác thải xây dựng đi. Tuy nhiên, chủ nhà cần yêu cầu nhà thầu phá dỡ cẩn thận, tránh làm ảnh hưởng đến nhà hàng xóm liền kề.

Nhà thầu sẽ tiến hành phá dỡ căn nhà cũ và vận chuyển rác thải xây dựng đi

Nhà thầu sẽ tiến hành phá dỡ căn nhà cũ và vận chuyển rác thải xây dựng đi

3.3. Bước 3: Chuẩn bị lán trại, máy móc, vật tư

Trong quá trình xây nhà 2 tầng, chủ nhà cần chuẩn bị chỗ nghỉ ngơi cho công nhân và đảm bảo nơi nghỉ ngơi phải an toàn, sạch sẽ cũng như phải đủ lớn để đội thợ thi công đặt đồ đạc. Đồng thời, chủ nhà cũng phải chuẩn bị đầy đủ nguồn điện - nước để phục vụ cho quá trình thi công diễn ra suôn sẻ.

Sau đó, chủ nhà sẽ chuẩn bị không gian để tập kết các nguyên vật liệu, máy móc thi công. Nếu mảnh đất quá nhỏ, không có đủ mặt bằng để chứa vật liệu, chủ nhà có thể gửi lại tại nhà kho của nhà cung cấp và gọi hàng theo đợt.

Chuẩn bị chỗ tập kết vật liệu xây dựng nhà 2 tầng

Chuẩn bị chỗ tập kết vật liệu xây dựng nhà 2 tầng

3.4. Bước 4: Treo biển báo, làm hàng rào che chắn công trình

Cuối cùng, trong giai đoạn chuẩn bị thi công nhà 2 tầng, chủ nhà sẽ làm hàng rào che chắn, vách ngăn và bạt phủ cho công trình, để tránh ảnh hưởng tới các công trình lân cận cũng như đảm bảo sự an toàn, vệ sinh cho mọi người xung quanh.

Chủ nhà cần tiến hành treo biển báo và làm hàng rào che chắn, vách ngăn và bạt phủ cho công trình nhà 2 tầng

Chủ nhà cần tiến hành treo biển báo và làm hàng rào che chắn, vách ngăn và bạt phủ cho công trình nhà 2 tầng

4. Giai đoạn 4: Thi công xây dựng phần ngầm và phần thô

Sau khi chuẩn bị đầy đủ vật tư và mặt bằng thi công, chủ nhà sẽ bước vào giai đoạn thi công phần ngầm và phần thô cho căn nhà 2 tầng.

4.1. Bước 1: Thi công phần cọc, móng

Thi công phần cọc, móng là một hạng mục vô cùng quan trọng, giúp tạo nền vững chắc cho căn nhà 2 tầng, tránh tình trạng sụt lún, nứt gãy hay lún sâu. Trong quá trình thi công phần cọc, kiến trúc sư sẽ xác định chính xác vị trí cọc, lựa chọn loại cọc phù hợp với với địa hình, tải trọng của công trình và giám sát nghiêm ngặt quá trình ép cọc của thợ thi công.

Ngoài ra, đối với nhà 2 tầng được xây dựng trên nền đất tốt, có thể sử dụng các phương án móng đơn hoặc móng băng, móng bè để tiết kiệm chi phí và giảm thời gian thi công. Tuy nhiên việc này cần tham vấn kĩ càng kĩ sư thiết kế cũng như tham khảo các dự án 2 tầng tương tự xung quanh.

Thi công phần cọc là một hạng mục vô cùng quan trọng, giúp tạo nền vững chắc cho căn nhà 2 tầng, tránh tình trạng sụt lún, nứt gãy hay lún sâu

Thi công phần cọc là một hạng mục vô cùng quan trọng, giúp tạo nền vững chắc cho căn nhà 2 tầng, tránh tình trạng sụt lún, nứt gãy hay lún sâu

4.2. Bước 2: Thi công phần khung nhà 2 tầng

Sau khi được thi công xong phần móng, căn nhà 2 tầng sẽ được tiến hành thi công phần khung nhà. Ở bước này, nhà thầu sẽ thực hiện một số hạng mục công việc như:

  • Lắp dựng cốt thép, coffa và đổ bê tông đáy, nắp hầm phân, hố ga, bể nước
  • Lắp dựng cốt thép, coffa và đổ bê tông vách hầm (nếu có tầng hầm)
  • Lắp dựng cốt thép, coffa và đổ bê tông các cột, dầm, sàn các tầng lầu, sân thượng, mái.
  • Lắp dựng cốt thép, coffa, đổ bê tông cầu thang và tiến hành xây mặt bậc cầu thang bằng gạch ốp, gạch thẻ,...
  • Xây toàn bộ tường bao, tường ngăn chia phòng.
Picture of the author

Sau khi được thi công xong phần móng, căn nhà 2 tầng sẽ được tiến hành thi công phần khung nhà

4.3. Bước 3: Thi công hoàn thiện phần mái nhà

Tùy thuộc vào từng phong cách kiến trúc và yêu cầu trong bản thiết kế, nhà thầu sẽ tiến hành lợp mái ngói hoặc mái tôn. Trong đó, thời gian lợp mái ngói sẽ lâu hơn so với mái tôn hoặc mái bê tông.

Sau khi thi công phần khung nhà 2 tầng, thợ thi công sẽ tiến hành lợp mái

Sau khi thi công phần khung nhà 2 tầng, thợ thi công sẽ tiến hành lợp mái

4.4. Bước 4: Lắp đặt điện nước âm tường

Cuối cùng trong giai đoạn thi công phần thô, nhà thầu sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống điện nước âm tường, bao gồm: đường dây điện, dây cáp truyền hình/ internet, ống nước lạnh, ống nước nóng,...

Nhà thầu sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống điện nước âm tường

Nhà thầu sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống điện nước âm tường

5. Giai đoạn 5: Thi công hoàn thiện

Sau khi hoàn thiện phần thi công thô, căn nhà 2 tầng sẽ được tiến hành thi công hoàn thiện với các hạng mục như: cán nền/láng sàn, trát tường, chống thấm,...

5.1. Bước 1: Công tác chống thấm

Công tác chống thấm là một hạng mục vô cùng quan trọng, giúp gia tăng tuổi thọ cho công trình, hạn chế nấm mốc sinh sôi và ẩm mốc. Các vị trí thường được chống thấm là sàn sân thượng, nhà vệ sinh, ban công, nhà vệ sinh,...

Các hạng mục thường được thực hiện chống thấm bao gồm sàn nhà vệ sinh, sân thượng, ban công,...

Các hạng mục thường được thực hiện chống thấm bao gồm sàn nhà vệ sinh, sân thượng, ban công,...

5.2. Bước 2: Cán nền/ láng sàn

Việc cán nền/láng sàn sẽ giúp cho sàn nhà bằng phẳng, không bị gồ ghề, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, việc cán nền cũng giúp tăng độ kết dính và liên kết giữa sàn nhà với gạch lát, giúp ngăn ngừa tình trạng nước thấm vào cốt bê tông sàn.

Cán nền/láng sàn sẽ giúp sàn nhà bằng phẳng, không bị gồ ghề, từ đó đảm bảo tính thẩm mỹ và sự an toàn

Cán nền/láng sàn sẽ giúp sàn nhà bằng phẳng, không bị gồ ghề, từ đó đảm bảo tính thẩm mỹ và sự an toàn

5.3. Bước 3: Trát tường

Trát tường là việc làm phẳng tường hoặc trám vật liệu vào những chỗ hở/ lồi lõm và chà đi chà lại nhiều lần. Việc làm này giúp gia tăng tính thẩm mỹ cũng như bảo vệ bức tường khỏi nguy cơ rạn nứt tường.

Trát tường là việc làm giúp gia tăng tính thẩm mỹ cũng như bảo vệ bức tường khỏi nguy cơ rạn nứt tường

Trát tường là việc làm giúp gia tăng tính thẩm mỹ cũng như bảo vệ bức tường khỏi nguy cơ rạn nứt tường

5.4. Bước 4: Lát gạch nền

Lát gạch nền là công đoạn sử dụng gạch để lát lên bề mặt sàn nhà, làm tăng cường tính thẩm mỹ cho căn nhà cũng như giúp quá trình vệ sinh trở nên đơn giản hơn.

Chủ nhà nên chọn loại gạch phù hợp với phong cách thiết kế và diện tích căn nhà. Chẳng hạn, nếu căn nhà 2 tầng có không gian hạn chế, chủ nhà nên ưu tiên các loại gạch có họa tiết đơn giản, nhằm mở rộng không gian và hạn chế tình trạng rối mắt. Hay nếu căn nhà 2 tầng theo phong cách Indochine, chủ nhà nên lựa chọn các loại gạch bông/gạch nung có họa tiết đặc trưng,..

Picture of the author

Lát gạch nền sẽ giúp tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà 2 tầng và giúp quá trình vệ sinh trở nên đơn giản hơn

5.5. Bước 5: Thi công trần thạch cao

Nếu chủ nhà muốn trang trí trần nhà độc đáo, chủ nhà có thể yêu cầu thợ thi công làm trần thạch cao. Bên cạnh khả năng trang trí, tạo điểm nhấn cho không gian, trần thạch cao còn có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy, chống ẩm, giúp mang lại không gian sống thoải mái, dễ chịu hơn cho chủ nhà.

Picture of the author

Căn nhà 2 tầng được trang trí trần thạch cao đẹp mắt

5.6. Bước 6: Sơn bả

Sơn bả là quá trình thi công sơn kèm theo bả matit giúp cho bề mặt tường láng mịn, lớp sơn được bóng đẹp hơn. Thông thường, quá trình sơn bả sẽ được thực hiện trước khi sơn lót và sơn phủ.

Sơn bả là quá trình thi công sơn kèm theo bả matit giúp cho bề mặt tường láng mịn, lớp sơn được bóng đẹp hơn

Sơn bả là quá trình thi công sơn kèm theo bả matit giúp cho bề mặt tường láng mịn, lớp sơn được bóng đẹp hơn

5.7. Bước 7: Lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, đèn trang trí

Tiếp đó, nhà thầu sẽ tiến hành lắp đặt các thiết bị điện như đèn chiếu sáng, đèn trang trí và hệ thống công tắc, ổ cắm,... theo đúng vị trí và hướng dẫn của nhà sản xuất.

Picture of the author

Nhà thầu sẽ tiến hành lắp đặt các thiết bị điện như công tắc, ổ cắm, đèn chiếu sáng,...

5.8. Bước 8: Lắp đặt nội thất

Lắp đặt nội thất cho căn nhà 2 tầng chia ra làm hai loại là lắp nội thất dính tường và lắp nội thất di động, trong đó:

  • Lắp nội thất dính tường bao gồm lắp tủ bếp, tủ quần áo, kệ sách,... theo đúng bản vẽ thiết kế và cần chú ý không để các tủ hay kệ lệch hay lung lay.
  • Lắp nội thất di động bao gồm lắp bàn ghế, giường, sofa,... theo sở thích của gia chủ và không nên để các vật dụng cản trở ánh sáng hay thông thoáng.
Picture of the author

Lắp đặt nội thất cho căn nhà 2 tầng

5.9. Bước 9: Làm vệ sinh nhà sạch sẽ trước khi dọn đến ở

Cuối cùng, khi đã hoàn thành các công việc trên, đội ngũ thi công sẽ làm vệ sinh nhà sạch sẽ bằng máy hút bụi, khăn lau ẩm, dung dịch tẩy rửa để lau sạch các thiết bị phòng vệ sinh, phòng tắm,... Bên cạnh đó, họ cũng sẽ dùng máy xịt khử mùi để khử mùi trong nhà và dọn dẹp các vật dụng không cần thiết.

Vệ sinh nội thất nhà 2 tầng sau khi thi công hoàn thiện nội thất

Vệ sinh nội thất nhà 2 tầng sau khi thi công hoàn thiện nội thất

6. Giai đoạn 6: Nghiệm thu, bàn giao và thanh toán

Ở giai đoạn cuối cùng trong quy trình xây nhà 2 tầng, chủ nhà sẽ tiến hành nghiệm thu và thanh toán.

6.1. Bước 1: Nghiệm thu, bàn giao công trình

Chủ nhà và nhà thầu xây dựng sẽ tiến hành tổ chức nghiệm thu theo từng hạng mục. Quá trình nghiệm thu sẽ được diễn ra liên tục trong quá trình thi công, xây dựng. Khi kiểm tra nghiệm thu công trình, chủ nhà sẽ đánh giá các hạng mục thi công phải được hoàn thiện đúng so với hợp đồng ký kết và không có bất kỳ lỗi thi công nào,...

Dưới đây là một số hạng mục quan trọng, chủ nhà cần kiểm tra kỹ lưỡng để có được một căn nhà 2 tầng hoàn thiện nhất:

  • Các hạng mục chống thấm
  • Các hạng mục trần, tường, sàn (màu sơn, không có vết nứt, đều màu,...)
  • Các thiết bị nội thất (màu sắc, số lượng, sự chắc chắn, đủ vít,...)
  • Các thiết bị điện (vị trí ổ cắm, điều hòa, đèn phải hoạt động ổn định)
  • Các hạng mục cấp thoát nước

Sau khi nghiệm thu thành công và công trình đạt yêu cầu chất lượng, quá trình bàn giao nhà 2 tầng cho chủ nhà sẽ diễn ra. 

6.2. Bước 2: Thanh toán lần cuối & giữ tiền bảo hành

Cuối cùng, sau khi bàn giao nhà, chủ nhà tiến hành thanh toán tiền xây dựng nhà cho nhà thầu. Tuy nhiên, chủ nhà nên giữ tiền bảo hành của Nhà thầu (khoảng 5% trong 1 năm) và thể hiện điều kiện này ngay trong Hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của cho chủ nhà.

Chủ nhà sẽ thanh toán tiền lần cuối cho nhà thầu, đồng thời nên giữ lại một khoản tiền bảo hành (khoảng 1 năm) và điều này cần thể hiện trên hợp đồng

Chủ nhà sẽ thanh toán tiền lần cuối cho nhà thầu, đồng thời nên giữ lại một khoản tiền bảo hành (khoảng 1 năm) và điều này cần thể hiện trên hợp đồng.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho chủ nhà các thông tin chi tiết về quy trình xây dựng nhà ống 2 tầng. Nếu Chủ nhà gặp khó khăn trong quá trình lựa chọn đơn vị thiết kế, đừng ngần ngại liên hệ với CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ & XÂY DỰNG DIMOR. Đội ngũ chuyên viên CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ & XÂY DỰNG DIMOR hân hạnh đồng hành cùng bạn kiến tạo ngôi nhà mơ ước với sự tận tâm và trách nhiệm cao nhất!

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ & XÂY DỰNG DIMOR.

  • Địa chỉ: 105 Hoàng Hiệp, Hòa Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0377 443 456
  • Email: kientrucdimor@gmail.com